Cách sử dụng Laptop đúng cách giúp kéo dài tuổi thọ sử dụng

Ngày đăng: 05/07/2017Lượt xem: 1517

Tuổi thọ của những thiết bị điện tử trong nhà bị giảm đi rất nhanh chóng, thậm chí bị trục trặc chỉ sau vài tháng sử dụng. Bạn có biết nguyên nhân xuất phát từ chính cách dùng sai lầm của mình không?

Đa số các thiết bị điện tử bị hỏng trước tuổi thọ lý tưởng của chúng. Lý do phổ biến là người dùng lười đọc các hướng dẫn sử dụng và dùng sai cách.

Dưới đây là một số mẹo khắc phục sai lầm mà bạn có thể sẽ mắc phải đối với Laptop của mình

1. Sạc pin

Các loại máy tính hay điện thoại hiện nay thường sử dụng loại pin lithium-ion hay lithium-polymer. Loại pin này thường có tuổi thọ từ 400-600 chu kỳ sạc (một chu kỳ sạc tương đương với việc sạc pin từ lúc 0% cho đến 100%). Để đảm bảo tuổi thọ cho pin và giúp pin lâu bị chai, bạn không nên để cho máy hết sạch pin rồi mới sạc.

Thời gian tốt nhất để sạc pin là lúc nó còn 10-20%. Thói quen này sẽ kéo dài tuổi thọ pin thiết bị của bạn lên đến 1000-1100 chu kỳ.

Các loại pin hiện nay sẽ tự ngắt khi đã sạc đầy nên bạn sẽ không cần quá lo lắng nếu để sạc qua đêm. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bạn có thể cắm sạc liên tục. Pin sẽ sinh nhiều nhiệt dễ gây chai pin và giảm tuổi thọ của các linh kiện trong thiết bị của bạn nếu pin tiếp tục được cắm sạc khi đã đầy.

Một lưu ý nữa khi sạc pin đó là không nên sạc quá đầy, tốt nhất là chỉ nên sạc pin đến mức 80% để đảm bảo tuổi thọ pin.

Mặt khác, để bảo vệ pin của máy, người dùng nên học cách nói KHÔNG với các bộ sạc không chính hãng dù nó được quảng cáo là sạc "siêu nhanh", có thể đầy pin trong vòng một tiếng đồng hồ, vì bạn chẳng thể biết được bên trong nó tìm ẩn bao nhiêu mối nguy hiểm.

Thêm một tình huống mà nhiều người dùng đang mắc phải chính là xài một chiếc ốp quá lưng dày và nặng nề. Trước khi sạc bạn nên tháo ốp lưng ra để tránh cho máy và pin không bị quá nóng.

Mách bạn một thủ thuật nhỏ: Để tăng tuổi thọ pin cho laptop và điện thoại, cách ba tháng một lần, hãy dùng cạn pin của thiết bị xuống 0% rồi sạc lại pin lên mức 100%.

2. Kiểm soát nhiệt độ

Có một thói quen cần phải loại bỏ ngay đó là đặt laptop lên đùi hay lên giường mỗi khi sử dụng. Khi bạn làm như thế máy sẽ không thông gió được và dẫn đến tình trạng nóng máy. Cách tốt nhất là kê máy trên một chân đứng bằng gỗ cho máy “dễ thở”.

Nhiệt độ cao chính là kẻ thù không đội trời chung với các thiết bị điện tử. Vì vậy cần đảm bảo máy của bạn được đặt ở vị trí không bị ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Đặc biệt là với màn hình laptop hay máy tính để bàn.

Máy tính cũng có thể bị “sốc nhiệt”. Do vậy khi vừa di chuyển từ ngoài trời lạnh vào trong nhà, bạn không nên bật laptop ngay bởi nó cần thời gian để thích nghi với điều kiện nhiệt độ phòng.

Không chỉ nhiệt độ cao mới gây hại cho các thiết bị điện tử mà nhiệt độ quá thấp cũng là kẻ thù cần phải đề phòng. Vì vậy hãy cố gắng không dùng điện thoại ở ngoài trời lạnh. Nếu phải ngoài trời lạnh lâu, tốt nhất nên cho máy vào một chiếc túi giữ ấm hoặc nhét vào túi áo/quần gần với cơ thể bạn.

3. Màn hình cũng cần được "chăm sóc"

Bạn khó chịu khi hình ảnh, màu sắc hiển thị trên màn hình laptop bị bạc màu, khó nhìn. Vậy nếu không muốn phải chịu đựng cảnh đó, đừng để laptop trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Nếu để dưới nắng quá lâu như vậy, màu sắc máy hiển thị sẽ không còn chính xác.

Đừng dùng ngón tay chạm vào màn hình vì hành động này có thể sẽ để lại vết trầy xước hoặc dấu vết không lau chùi được.

Để lau chùi màn hình, tốt nhất nên dùng loại vải mềm không xơ. Tuyệt đối không dùng dung dịch lau cửa kính để lau chùi vì chúng có chứa amoniac, sẽ làm hỏng màn hình.

Trước khi gập màn hình, đảm bảo không có gì rơi rớt trên bàn phím. Chỉ cần một vật thể nhỏ hoặc thậm chí một mẩu bánh mỳ cũng đủ để khiến màn hình bị trầy xướt.

4. Để ý đến điều kiện điện tại nơi sử dụng

Khi có bão, cần tắt máy tính, rút dây sạc, và rút luôn cả dây cáp Internet. Sấm chớp có thể phóng ra những dòng điện với điện thế cực mạnh, làm hỏng thiết bị của bạn đấy.

Thêm vào đó, nếu đang sinh sống ở khu vực có nguồn điện không ổn định, hãy trang bị một "vệ sĩ" máy ổn áp để bảo vệ sức khỏe cho chiếc laptop yêu quý của mình.

Hdcomputer tổng hợp

Bạn cần hỗ trợ gì?
1