Dùng Time Machine để Backup và Restore dữ liệu trên Macbook

Ngày đăng: 09/03/2017Lượt xem: 1508

Time Machine là công cụ có sẵn của Mac OS X để sao lưu tất cả các file, ứng dụng và setting trong máy của bạn. Time Machine có 2 lợi ích chính: khi bạn lỡ tay xóa file nào đó thì có thể nhanh chóng lấy lại, và nếu bạn mua máy mới hoặc cài lại máy tính thì có thể dùng Time Machine để khôi phục lại máy nguyên trạng nên đỡ tốn thời gian cài từng app thủ công. Cách thiết lập và sử dụng rất dễ, mời anh em theoi dõi nhé.

Công cụ

♦ Ổ đĩa ngoài dung lượng càng lớn càng lưu trữ được nhiều. Kinh nghiệm của mình là nên bằng hoặc lớn hơn dung lượng HDD / SDD của máy Mac

♦ Cáp USB hay ThunderBolt tuỳ theo cổng giao tiếp ổ đĩa ngoài.

Sử dụng Time Machine với ổ cứng ngoài

Công việc này rất đơn giản, chỉ cần kết nối HDD với Mac, máy sẽ tự động hỏi các bạn có muốn sử dụng HDD để làm backup hay không.

♦ Chọn "Use as Backup Disk" để đồng ý

♦ Sử dụng lựa chọn "Encrypt Backup Disk" để đặt password cho file backup.

♦ Time Machine sẽ yêu cầu format HDD lại thành định dạng Mac OS X Extended (Journaled). Nếu trên HDD có dữ liệu thì bạn cần sao lưu lại dữ liệu của các bạn, hoặc có thể chia thêm phân vùng cho HDD để sử dụng Time Machine.

Lưu ý: khi format ổ để dùng với Time Machine lần đầu, dữ liệu trên ổ / phân vùng đó sẽ bị xóa sạch.

Tự động sao lưu

Sau khi tạo file backup lần đầu tiên xong máy sẽ hiện ra thông báo:

♦ Sau này, mỗi khi cắm HDD vào máy Mac sẽ tự động so sánh sự khác biệt giữa Mac và file Backup nếu có xự thay đổi trên Mac thì Time Machine sẽ tự động backup vào HDD. Time

♦ Machine sẽ không xoá bất cứ dữ liệu nào của bạn, chỉ đến khi HDD đầy thì file backup cũ nhất sẽ được xoá để lưu những file mới nhất.

♦ Các icon trên Menu Bar sẽ cho biết trạng thái hoạt động của Time Machine.

♦ Mình thường sao lưu khoảng 1 tuần 1 lần. Cứ cuối tuần chuẩn bị đi ngủ thì cho máy chạy để đỡ tốn thời gian làm việc của chúng ta.

Khôi phục lại file hoặc folder nào đó mà bạn lỡ xóa nhầm

Như tiêu đề đã nói, chức năng này sẽ giúp bạn tìm lại file đã lỡ xóa mà trong ổ Time Machine vẫn còn lưu. 

♦ Chọn "Enter Time Machine" từ Time Machine Menu

♦ Sử dụng timeline bên góc phải màn hình để lựa chọn thời gian xác định. Timeline sẽ hiện thị tất cả các lần backup. Nếu bạn không nhớ được file bị mất khi nào thì có thể sử dụng 2 dấu mũi tên để "du hành" ngược thời gian để tìm file bị mất.

♦ Để khôi phục file bị mất, chỉ cần chọn file đó và nhấn "Restore" file sẽ được tự động copy ra Desktop hay một nơi khác được xác định bởi bạn.

♦ Có thể xem trước file cần restore bằng Quicklook bằng cách nhấn Spacebar.

♦ Ngoài cách dùng giao diện timeline như trên, bạn cũng có thể sử dụng Finder để tìm kiếm file theo cách truyền thống bằng cách chọn vào ổ HDD Time Machine của bạn rồi duyệt tới folder mong muốn, y hệt như khi bạn dùng ổ cứng rời hay USB thôi chứ không có gì phức tạp.

Khôi phục lại toàn bộ hệ điều hành


Nếu máy Mac của bạn bị lỗi không vào được hệ điều hành, bạn có thể sử dụng file backup này để khôi phục lại hệ điều hành như khi lúc bạn sao lưu. Chức năng này giống ghost máy bên Windows, cách làm như sau:

♦ Tắt máy Mac hoàn toàn.

♦ Gắn HDD Time Machine của bạn vào máy tính.

♦ Bật máy tính lên. Ngay khi nghe tiếng ồ ồ của Mac thì nhấn giữ phím Option trên bàn phím.

♦ Trong danh sách xuất hiện, chọn "Recovery" để khởi động vào phân vùng khôi phục.

♦ Nếu máy tính của bạn là máy mới hoàn toàn, SSD / HDD sạch sẽ thì bạn có thể chọn boot ngay từ ổ Time Machine.

♦ Chọn "Restore Form Time Machine Backup" và làm theo hướng dẫn của máy để khôi phục lại nguyên trạng máy theo bản backup bạn có trong HDD Time Machine.

HD computer tổng hợp

 

Bạn cần hỗ trợ gì?
1