SSD và HDD: cái nào tốt hơn? Chạy song song có sao không?
Lượt xem: 1931
Những bạn quan tâm tới việc tối ưu hiệu năng của máy tính chắc chắn sẽ cần quan tâm tới giữa ổ cứng SSD và HDD cái nào tốt hơn; nếu muốn lắp cả hai để chạy song song có được không. Bài viết dưới dây HD Laptop sẽ so sánh chi tiết ưu nhược điểm của 2 loại ổ cứng này và giải đáp một số các câu hỏi liên quan để bạn có thông tin chính xác nhất về ổ cứng SSD và ổ cứng HDD nhé.
1. Ổ cứng ssd và hdd là gì?
Ổ ssd và hdd là gì và chức năng cũng như cách hoạt động của nó trong máy tính ra sao. Hãy xem khái niệm của 2 loại ổ cứng này.
Ổ cứng SSD tên đầy đủ là Solid-State Drive là ổ cứng thể rắn hay ổ cứng điện tử. Ổ cứng các chip nhớ flash memory được gắn vào một board mạch điều khiển để lưu trữ dữ liệu trên máy tính laptop hoặc PC.
Ổ cứng HDD tên đầy đủ là Hard Disk Drive hay còn gọi là ổ đĩa cứng. Ổ HDD ghi nhớ dữ liệu vào một đĩa cứng được phủ vật liệu từ tính. Máy tính sẽ dùng một đầu đọc dữ liệu để truy xuất data. Chiếc đĩa này chính là điểm nhận biết ổ cứng ssd và hdd. Một người không có chuyên môn kỹ thuật cũng có thể dễ dàng phân biệt sự khác nhau giữa ssd và hdd nhờ chiếc đĩa cứng này.
2. SSD vs HDD - cái nào tốt hơn
Khi lựa chọn ổ đĩa cho máy tính, bạn cần biết ổ đĩa ssd khác gì hdd và các yếu tố cần quan tâm khi chọn mua ổ đĩa. Hãy ghi chú lại những yếu tố sau đây và quyết định xem ssd hay hdd sẽ phù hợp với nhu cầu của bạn:
- Tốc độ: Tốc độ xử lý dữ liệu của SSD luôn luôn vượt trội HDD. Nếu như SSD chỉ mất vài giây để khởi động máy tính thì HDD phải mất đến 1 phút hoặc lâu hơn trên các đời máy cũ. Chính vì vậy SSD được sử dụng nhiều trên các máy sử dụng cho việc chơi game, đồ họa, các phần mềm lập trình, thiết kế…
- Hiệu suất: Tuy có dung lượng lớn nhưng HDD không được ưa chuộng bằng SSD, đặc biệt là cho laptop vì SSD có khả năng chống sốc tốt. Bên cạnh đó hiệu suất ổn định của SDD
- Độ bền: Ổ cứng ssd và hdd cái nào bền hơn? Do thiết kế nguyên khối và bảng board mạch nhỏ gọn nên SSD được đánh giá cao về sự linh hoạt cũng như độ bền cao hơn so với HDD. Cấu tạo đĩa cứng của ổ đĩa HDD cần sự hoạt động liên tục của trục xoay và đầu đọc đĩa làm giảm tuổi thọ của loại ổ cứng này.
- Tiếng ồn: SDD hoạt động trên board mạch điện tử nên hoàn toàn không phát ra bất kỳ âm thanh nào. HDD sẽ “ầm ĩ” hơn một chút nhưng những loại ổ cứng HDD được ra mắt gần đây cũng đã được tối ưu hơn để tiết chế âm thanh phát ra khi hoạt động.
- Phân mảnh dữ liệu: dữ liệu không tập trung trên ổ cứng HDD dễ bị phân mảnh hơn SSD do cấu trúc đầu ghi trên ổ đĩa quay. Với ổ cứng SSD sử dụng chip nhớ rời, dữ liệu được phân vùng nên sẽ không xảy ra hiện tượng phân mảnh dữ liệu.
- Giá: so sánh ssd và hdd về giá thành thì chắc chắn SSD đắt hơn rất nhiều so với HDD. Vì vậy ổ cứng HDD vẫn được ưa chuộng rất nhiều dù điểm sơ qua các yếu tố trên cũng có thể thấy HDD có phần lép vế hơn so với SSD.
Xem thêm: Các loại SSD hiện nay trên thị trường: BẠN ĐÃ BIẾT?
3. HDD và SSD chạy song song có sao không
Lựa chọn tối ưu bộ nhớ bằng việc lắp song song ổ đĩa SSD và HDD là hoàn toàn có thể. Bạn vừa có thể duy trì tốc độ ổn định từ ổ cứng SSD cũng như tận dụng HDD có giá thành rẻ hơn để lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn.
Tuy nhiên để chạy song song 2 ổ cứng ssd và hdd cho pc hoặc laptop cần đảm bảo điều kiện có ổ đĩa DVD để tránh xung đột ổ cứng ssd và hdd. Nếu không có ổ đĩa DVD, bạn sẽ cần trang bị không gian thay thế.
Các dòng laptop hiện nay thường không có ổ đĩa DVD thay vào đó bạn cần phải có cổng kết nối ổ cứng để ssd và hdd chạy song song.
Như vậy, nếu muốn tối ưu bộ nhớ cho máy tính của bạn, hãy tham khảo chi tiết các thông tin trên rồi tiến hành lắp đặt thêm nếu cần nhé. Qua bài viết này, HD laptop hy vọng sẽ giúp ích các bạn hiểu rõ hơn về 2 loại ổ cứng cũng như sự khác biệt của 2 loại ổ cứng để lựa chọn loại ổ cứng thích hợp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.