CPU là gì? Chức năng của CPU trong laptop, máy tính
Lượt xem: 300
Ai cũng biết CPU là một bộ phận bên trong một chiếc máy tính nói chung và laptop nói riêng, tuy nhiên không phải ai hiểu được tầm quan trọng của bộ phận này. Và để mọi người dễ hình dung CPU là gì cũng như chức năng của nó, mời các bạn tham khảo ngay sau đây.
CPU là gì?
CPU là viết tắt của Central Processing Unit, là bộ xử lý trung tâm của máy tính, còn được gọi là bộ xử lý, bộ xử lý trung tâm, hoặc bộ vi xử lý. CPU xử lý tất cả các lệnh mà nó nhận được từ phần cứng và phần mềm chạy trên máy tính.
Chức năng của CPU
Chúng ta có thể hình dung chức năng của CPU từ khái niệm vừa nêu trên. Cụ thể, CPU được coi là não bộ, có chức năng xử lý mọi thông tin và dữ liệu nhập vào máy tính. Từ đó giúp máy tính có thể vận hành và xử lý chơn chu mọi tác vụ yêu cầu.
Có thể nói, CPU là một bộ phận không thể thiếu trên một thiết bị laptop hay máy tính.
Có thể bạn quan tâm: Cách làm mát laptop đơn giản hiệu quả
Các thông số cơ bản của CPU
Clock Speed (Tốc độ xung nhịp)
Là tốc độ mà CPU hoạt động. Tốc độ này thường được đo với đơn vị GHz (Gigahertz). Xung nhịp càng cao thì tốc độ xử lý càng nhanh chóng.
Hầu hết các bộ vi xử lý trên máy tính, laptop hiện nay đều có khả năng tự điều chỉnh xung nhịp để phù hợp với các tác vụ, các lệnh cần thực hiện và tương ứng với nhiệt độ của máy tính. Cho nên trong thông số của máy tính, laptop thường có chỉ số xung nhịp tối thiểu và tối đa của CPU.
Turbo Speed (Tốc độ xung nhịp tối đa)
Là xung nhịp CPU có thể đạt được khi ép xung. Mặc dù việc này có thể tăng tốc CPU lên gần như gấp đôi song lại có một số ảnh hưởng cho thiết bị.
Core (Số nhân)
Mỗi loại CPU đều được cấu tạo từ nhiều nhân, còn gọi là core. Trong đó mỗi nhân là một đơn vị độc lập với các chức năng xử lý các dải chỉ dẫn của hệ thống khác nhau. Các nhân trong CPU có thể tự sắp xếp và phân chia công việc, nhờ đó hệ thống có thể xử lý và chạy nhiều ứng dụng cùng lúc. Nhờ vậy, nếu CPU có càng nhiều nhân thì khả năng xử lý sẽ tốt hơn, hỗ trợ tối ưu công việc, tác vụ từ người dùng.
Thread (Số luồng)
Có chức năng chia sẻ dữ liệu với các luồng khác trong cùng một tiến trình. Luồng hỗ trợ các chương trình xử lý được nhiều công việc hơn trong cùng một thời điểm.
Socket (Chân cắm)
Đây là chỉ số đa phần ít người quan tâm, tuy nhiên nó có vai trò rất quan trọng và cần lưu ý đặc biệt. Chân cắm đóng vai trò như mối nối bộ vi xử lý với mainboard, đồng thời cố định vị trí của con chip.
Nhờ vậy, dù bạn có xê dịch PC, laptop thì con chip vẫn có thể giữ nguyên vị trí. Ngoài việc lạ mối nối, chân cắm còn là phương tiện truyền dữ liệu giữa CPU và mainboard.
iGPU: Card đồ họa tích hợp (Card Onboard)
Là bộ phận xử lý các tác vụ liên quan đến đồ họa, hình ảnh 2D, 3D có sẵn trên thiết bị, hỗ trợ tích cực nếu như máy chưa trang bị card rời. Việc dùng CPU có card đồ họa tích hợp mang đến nhiều lợi ích, nhất là trong những trường hợp máy tính gặp sự cố với card rời.
Các loại CPU phổ biến hiện nay
Itel
Intel được xem là thương hiệu CPU lớn nhất trên thế giới, với độ phủ rộng rãi, được nhiều người biết đến và sử dụng. Với việc chiếm lĩnh thị trường chip dành cho máy tính, PC, laptop, hiện tại khó có đối thủ nào có thể vượt mặt được Intel.
Bộ xử lý trung tâm Intel có lẽ đã nhận được nhiều sự ưu chuộng của người dùng với các sản phẩm ở nhiều phân khúc: Intel Core i3, Intel Core i5, Intel Core i7, Intel Core i9, Intel Xeon.
AMD
Luôn bám sát theo Intel, AMD là thương hiệu CPU máy tính đứng vị trí thứ 2. Bên cạnh các dòng chip xử lý, các dòng card đồ họa của AMD cũng có chỗ đứng vững chắc, cạnh tranh khá gay gắt với loại card đồ họa NVIDIA.
Tương tự như CPU của Intel thì AMD cũng phân sản phẩm ra thành từng phân khúc khác biệt như: AMD Ryzen 5, AMD Ryzen 7, AMD Ryzen threadripper.
Và trên đây là một vài thông tin về CPU laptop, hy vọng bài viết này có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Cùng theo dõi các bài viết khác của HD Computer để có thể nhiều kiến thức về laptop nhé.