20+ điều nên làm khi sử dụng laptop
Lượt xem: 556
Bất cứ thiết bị nào, nếu như bạn biết cách sử dụng thì sẽ tận dụng được tối đa các tính năng vài kéo dài tuổi thọ sử dụng của thiết bị đó. Ngược lại, nếu như bạn chưa biết sử dụng đúng cách thì sẽ dẫn đến máy hoạt động không đúng cách, làm giảm tuổi thọ của máy. Vậy, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp cho bạn những điều nên làm khi sử dụng laptop, những điều cần tránh khi dùng máy tính để giúp bạn đạt được hiệu quả cao nhất.
Những việc cần làm khi mới mua máy
1- Đăng ký bảo hành
Hầu hết các nhà sản xuất đều muốn bạn đăng ký sản phẩm mới trực tuyến trên website của họ để hoàn tất việc yêu cầu bảo hành và nhận các ưu đãi khác khi bạn mua laptop mới.
Do đó, việc làm đầu tiên khi mới mua laptop là cập nhập số seri của máy tính xách tay, số kiểu máy, ngày mua và tên nhà cung cấp trên website của nhà sản xuất.
Ngoài ra, bạn cũng nên giữ các bản sao hóa đơn hoặc thẻ bảo hành trên file cẩn thận để phòng trường hợp cần dùng.
2- Xóa bỏ các phần mềm từ nhà sản xuất (bloatware)
Trên laptop mới, hệ thống được cài đặt sẵn các phần mềm quảng cáo đi kèm với nhiều thương hiệu máy tính xách tay. Phần mềm này thường nằm ở trong các hệ thống Windows cơ bản, nhưng không có trên Chromebook hoặc MacBook.
Do đó, bạn cần xóa bỏ các phần mềm này bằng cách vào: Control panel -> Programs and Features -> gỡ bỏ cài đặt các phần mềm quảng cáo.
3- Cập nhật Windows
Microsoft Windows luôn cập nhật các phiên bản mới và những phiên bản bổ sung để cải thiện lỗi phần mềm (nếu có). Do đó, khi mới mua máy, vào Update & Security -> chọn Windows update nằm ở phía bên trái.
Khi đó, nếu có bất kỳ bản cập nhật Windows nào, nó sẽ hiển thị ở thanh bên phải và có thể nhấp vào Install now để tiến hành cập nhật.
4- Tạo Restore point
Restore point (điểm khôi phục) giúp bạn khắc phục được trường hợp Windows bị hỏng hoặc một số drivers không hoạt động.
Để tiến hành tạo restore point, bạn thực hiện các bước sau: Nhấn chuột phải vào This PC hoặc My Computer trên Desktop > chọn Properties (các thuộc tính) > Chọn System protection > chọn ổ đĩa mà bạn muốn bảo vệ để tiến hành restore point.
5- Cài đặt phần mềm diệt virus
Mặc dù Windows có đi kèm với các phần mềm bảo vệ windows defender đã được cài đặt sẵn, nhưng bạn vẫn nên cài đặt thêm phần mềm chống virus của bên thứ ba. Vì nó có nhiều tính năng bảo vệ bổ sung như bảo vệ máy xuyên suốt, bảo vệ tránh ransomware, phần mềm gián điệp và nhiều tính năng khác nữa.
6- Tạo tự động sao lưu
Bạn nên thiết lập chế độ sao lưu tự động trên máy tính xách tay mới để bảo vệ dữ liệu quan trọng của bạn trong trường hợp máy bị sập nguồn đột xuất. Bạn có thể chọn ổ đĩa, thư mục hoặc tệp tin cụ thể nào đó để tiến hành sao lưu tự động.
Vào Windows, chọn Settings -> Update and Security, để thực hiện sao lưu tự động.
7- Tải các phần mềm cần thiết
Tùy theo yêu cầu và thói quen sử dụng của người dùng, các phần mềm không thể thiếu phải cài vào máy như:
- Trình duyệt: Google Chrome, Firefox, Opera, Vivaldi, Microsoft Edge, Tor Browser,…
- Bộ gõ tiếng Việt: Unikey, Vietkey, GoTiengViet, EVKey,
- Office: Microsoft Office 2003, 2007, 2010, 2013, 2015, 2010, 2019,Office 365,…
8- Thay đổi các ứng dụng mặc định của máy
Để thay đổi các ứng dụng mặc định của máy, bạn vào hệ thống Windows, mở Settings -> Default apps. Tại đây, bạn có thể cài đặt hoặc thay đổi các ứng dụng ưa thích để mở hộp thư thoại, bản đồ, trình duyệt, trình phát nhạc, trình xem ảnh,….
9- Cài đặt nguồn và chế độ ngủ
Cài đặt nguồn và chế độ ngủ là cách hữu ích giúp bạn kiểm soát năng lượng tiêu thụ của máy tính. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm hoặc thay đổi các chế độ đã được cài đặt sẵn trên hệ thống như balanced (chế độ cân bằng) hoặc power-saver (tiết kiệm năng lượng).
Những việc nên làm khi sử dụng laptop
10- Thao tác nhanh hơn bằng phím tắt
Thay vì thực hiện các lệnh theo trình tự các bước, bạn có thể sử dụng phím tắt để rút ngắn thời gian làm việc.
Dưới đây là một số phím tắt thông dụng trên laptop, để bạn tham khảo:
- Ctrl + N: Mở tab trình duyệt mới;
- Ctrl + Tab: Tiến trong các tab;
- Ctrl + Shift + Tab: Lùi trong các tab;
- Phím Esc: Thoát khỏi chế độ toàn màn hình;
- Windows + I: Mở cửa sổ cài đặt Windows;
- Ctrl + A: Chọn tất cả dữ liệu cùng lúc;
- Ctrl + C: Sao chép dữ liệu;
- Ctrl + X: Cắt dữ liệu;
- Ctrl + V: Dán dữ liệu.
11- Chạy lại hệ điều hành trên laptop sau một thời gian
Sau một thời gian dùng bạn sẽ cảm thấy chiếc laptop của mình bị chậm, thỉnh thoảng còn bị giật lag gây khó chịu trong quá trình học tập và làm việc.
Và giải pháp khá dễ dàng để giải quyết là chạy lại hệ điều hành mới để giúp thiết bị của bạn trở lại trạng thái như lúc mới mua về.
Thao tác này sẽ xóa toàn bộ các tập tin rác và những phần mềm độc hại. Nhờ đó mà cải thiện đáng kể tốc độ hoạt động của thiết bị tạo cảm giác sử dụng tuyệt vời hơn.
12- Nên mua một bộ ổn áp cho máy tính
Với một bộ ổn áp nó sẽ khiến dòng điện trên máy của bạn luôn ở mức ổn định, không mạnh quá và cũng không yếu. Với những tình huống mất điện hay sụt điện bất ngờ xảy ra cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến chiếc máy của bạn khi đang chạy.
13- Trang bị một chiếc quạt gió
Với thời tiết hiện nay thì việc mua một chiếc quạt gió để trang bị cho chiếc máy tính của mình. Một chiếc quạt gió bên dưới, nó sẽ giúp chiếc máy của bạn nguội hơn, tỏa nhiệt ít hơn khi dùng. Đặc biệt, nó sẽ làm tăng hiệu năng và tuổi thọ của sản phẩm khi sử dụng.
14- Nên kiểm tra việc lưu dữ liệu thường xuyên
Bạn nên kiểm tra và lưu dữ liệu quan trọng của bạn một cách thường xuyên để tránh trường hợp một ngày nào đó, máy tính của bạn bị hư và bạn bị mất toàn bộ dữ liệu quan trọng vì không thực hiện công tác sao lưu dự phòng trước đó.
15- Mở màn hình đúng cách
Khi mở màn hình laptop, bạn không được bẻ quá góc 120 độ (ngoại trừ các dòng laptop gập 360 độ hoặc tháo rời) vì có thể sẽ làm rạn nứt hoặc tệ hơn là gãy bản lề của màn hình. Khoảng góc an toàn được đề xuất cho bạn là từ 90 đến tối đa 120 độ.
16- Sử dụng nguồn điện laptop đúng cách
Luôn sử dụng bộ chuyển đổi nguồn đi kèm theo máy để máy hoạt động tốt nhất. Đặc biệt, không nên dùng những bộ Adapter không rõ xuất xứ, không rõ điện áp và không rõ dòng điện ra vì nõ dễ dẫn đến hỏng các điện mạch biên trong của máy
17- Bảo mật tránh tình trạng thất thoát dữ liệu
Để bảo vệ máy tính khỏi bị người khác truy cập vào và lấy đi những tài liệu quan trọng, bạn nên đặt password cho máy để tránh trường hợp người khác sử dụng không được sự cho phép của bạn.
18- Chống ẩm cho máy
Để bảo vệ máy khỏi bị hư hỏng các vi mạch bên trong, bạn nên đặt máy tính của bạn ở những nơi khô ráo, tránh việc ăn uống trước máy và đừng để quên chiếc laptop của bạn ngoài trời.
19- Bật bộ nhớ tạm Clipboard:
Clipboard là một vùng dữ liệu của bộ nhớ RAM, cho phép bạn lưu giữ tạm thời những dữ liệu vừa sao chép hoặc cắt trước đó.
Khi sử dụng tính năng này, bạn sẽ không cần di chuyển qua lại giữa các cửa sổ để lấy dữ liệu mà sẽ xem trực tiếp trên cửa sổ Clipboard bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + V.
20- Một số những việc nên làm khác
Ngoài những việc ở trên, bạn có thể thực hiện những thao tác dưới đây để bảo vệ máy của mình cách tốt nhất:
- Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh máy và quét virus
- Vô hiệu hoá ứng dụng khởi động cùng máy tính không cần thiết
- Sắp xếp tập tin ngăn nắp, gọn gàng, có hệ thống
- Tắt bớt các chương trình khi không dùng đến
- Đặt miếng vải mỏng ngăn cách giữa bàn phím và màn hình
- Không đặt bất cứ vật gì lên laptop
- Dùng túi xách chống sốc cho laptop chuyên dụng
- Không sử dụng hay đặt laptop trên giường
- Không để máy tính tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời
- Tránh để laptop ở nơi quá nóng hoặc quá lạnh
- Giảm độ sáng màn hình, tắt các thiết bị không cần thiết
Bài viết trên đây đã tổng hợp 20+ điều nên làm khi sử dụng laptop, hy vọng với những thông tin ở trên có thể giúp bạn sử dụng máy tính một cách hiệu quả nhất.